PHỤC HỒI CHUYÊN SÂU

PHỤC HỒI CHUYÊN SÂU

PHỤC HỒI CHUYÊN SÂU

PHỤC HỒI CHUYÊN SÂU

PHỤC HỒI CHUYÊN SÂU
PHỤC HỒI CHUYÊN SÂU

đặt lịch

đăng nhập
đăng ký
Địa chỉ: 519E KHU 5 THỊ TRẤN ĐỨC HÒA
Email salonhuynhle@gmail.com
Thời gian mở cửa : Từ thứ 2 - chủ nhật: 8h00 - 22h00 (Thứ 3 off)

PHỤC HỒI CHUYÊN SÂU

Giá: Liên hệ
Tình trạng: Còn hàng
Cấu tạo sinh học của sợi tóc Mỗi người đều sở hữu cho mình một mái tóc riêng, có người tóc rất dài, mượt. Nhưng có người tóc lại rất mỏng, lại bị quăn, nó đều mang những vẻ rất riêng, không ai giống ai. Hiểu rõ hơn về cấu tạo của tóc để biết được rằng tại sao lại có sự khác biệt tới như thế.và khi ta sử dụng các dịch vụ uốn ,duỗi,nhuộm kém chắc lượng nó sẻ ảnh hưởng đến tóc như thế nào?
Lượt xem: 2564
Chi tiết
Bình luận
Cấu tạo sinh học của sợi tóc 1

Thành phần chính cấu tạo nên sợi tóc là chất sừng keratin chiếm trên 70% (gồm nhiều loại protein). Keratin cũng chính là cấu thành chính của móng tay chân và lớp ngoài cùng của da chúng ta. Keratin mọc từ nang tóc (chân tóc).

1. Nang tóc (chân tóc)

Nang tóc hay còn gọi là chân tóc chính phần bầu hình chén nằm dưới da đầu. Mỗi nang tóc chứa rất nhiều mạch máu nhỏ li ti. Nang tóc dính chặt với da đầu để những chất dinh dưỡng sẽ theo những mạch máu đi nuôi tóc. Nang tóc là phần “sống” duy nhất của sợi tóc giúp tóc mọc dài ra.

2. Thân tóc

Thân tóc chính là những “sợi tóc” mà bạn nhìn thấy hàng ngày. Thân tóc chính là phần tóc đã “chết” và không có trao đổi hóa sinh (vì thế mà bạn không thấy đau khi dùng kéo cắt tóc). Xung quanh nang tóc có các tuyến nhờn (còn gọi là tuyến dầu hay tuyến bã) giúp bôi trơn sợi tóc và các cơ nang để giúp tóc “dựng lên” (ví dụ khi sợ tới mức “dựng tóc gáy”).

Thân tóc gồm 3 lớp: Lớp biểu bì (cutin), lớp giữa (cortex) và lớp tủy (medulla).

Lớp tủy (medulla): đây là phần trong cùng của sợi tóc, chứa các hạt chất béo và không khí. Nếu sợi tóc của bạn quá mỏng sẽ không có lớp tủy.

Lớp giữa (cortex) : lớp này bao gồm nhiều bó sợi nhỏ hợp thành và chứa sắc tố (chất tạo nên màu cho sợi tóc, còn gọi là melanin). Các bạn cần lưu ý là melanin không liên quan gì đến chất melamine có trong sữa nhé!. Lớp giữa là lớp có khả năng quyết định độ chắc khỏe cũng như màu tóc là vàng, nâu, đỏ hoặc đen.

Lớp biểu bì (cutin) : là phần ngoài cùng của thân tóc, gồm 5-10 lớp keratin trong suốt xếp chồng lên nhau như vảy cá có tác dụng bảo vệ sợi tóc khỏi các hóa chất hoặc ảnh hưởng bên ngoài. Giữa các vảy keratin có một chất kết dính gọi là KIT. Lớp biểu bì còn được bao phủ bởi một màng mỡ mỏng (lipid) để tóc không thấm nước.

2. Thân tóc 1

Lớp biểu bì có ảnh hưởng tới tình trạng sợi tóc bóng mượt và óng ả hay không. Các hóa chất trong thuốc nhuộm, dầu gội, tia tử ngoại mặt trời, nhiệt từ máy sấy, chất clo trong nước hồ bơi… đều có thể làm mất chất kết dính KIT khiến cho các vảy keratin bị bong ra, tóc bị hư tổn, xơ xác, dễ rối, không còn mượt mà và khó chải.

Sợi tóc (hay chính là phần thân tóc) chính là một cấu trúc “chết” nên không tự phục hồi được. Vì vậy dầu xả hoặc kem xả có chứa silicon, tinh dầu và một số chất khác sẽ giúp giữ ẩm và làm tóc mượt trở lại.

3. Màu tóc

Bạn sở hữu màu tóc nào là do hai loại melanin quyết định: eumelanin (sắc tố tự nhiên, có màu nâu đến đen) và pheomelanin (sắc tố đỏ). Nhìn chung, nếu càng có nhiều eumelanin thì tóc càng sẫm màu và ngược lại.

Tỉ lệ melanin thay đổi theo thời gian, nên màu tóc các bạn cũng thay đổi theo tuổi. Càng về già, các sắc tố càng giảm nên màu tóc nhạt dần. Nếu không còn sắc tố nữa, tóc sẽ có màu trắng. Ngoài ra, yếu tố chủng tộc cũng ảnh hưởng đến màu tóc.

Có thể bạn chưa biết những điều thú vị về tóc

Hiện nay, lông và tóc của con người có xu hướng ngày càng ít đi và tương lai xa chúng ta sẽ có nguy cơ không có tóc. Tuy nhiên, bạn cũng nên tin tưởng vào các nhà khoa học, đến lúc đó biết đâu họ đã tìm ra nguyên nhân để ngăn ngừa được điều đó.

Độ bền của mỗi sợi tóc bền tương đương với độ bền của một sợi dây sắt có độ dày tương đương.

Trung bình tóc dài khoảng 0.35mm mỗi ngày. Tức khoảng 1cm mỗi tháng. Tuy nhiên tốc độ mọc tóc còn tùy thuộc nhiều vào cơ địa mỗi người, giới tính và chế độ dinh dưỡng.

Thời gian sống của mỗi sợi tóc trung bình từ 2-6 năm, do đó một số chị có thể có mái tóc rất dài, còn một số chị thì “nuôi mãi chẳng thấy dài ra”. Trung bình mất 6 năm để có mái tóc dài chấm vòng 3 (khoảng 70cm). Nếu tóc bạn gái nào chỉ “thọ” được 2 năm thì một mái tóc dài qua lưng sẽ mãi chỉ là niềm mơ ước                                                                                                                                                => Tóc hư tổn do duỗi uốn nhộm thường xuyên bạn có nghe tóc kêu

Cấu tạo của sợi tóc bao gồm 3 lớp: lớp biểu bì, lõi tóc và tủy tóc. Trong đó lớp biểu bì quyết định độ sáng ánh và bóng mượt của sợi tóc và lớp bên ngoài lớp biểu bì sẽ được bao phủ bởi một lớp lipid bảo vệ tóc không bị mất nước, đây cũng chính là lý giúp tóc suông mượt, dễ chải hơn.

Tuy nhiên, việc lạm dụng các hóa chất tạo kiểu và làm đẹp cho tóc sẽ khiến  tóc hư tổn  dần, tình trạng này có thể xuất hiện ngay sau khi bạn kết thúc quá trình làm đẹp đối với các loại tóc yếu hoặc đã hư tổn bởi các hoạt động trước đó. Hoặc tóc sẽ trở nên ngày càng kém hơn và xuất hiện các dấu hiệu hư tổn như: tóc khô hơn không còn bóng mượt óng ánh, sợi tóc bị chẻ ngọn, xơ xác sau một thời gian làm tóc đối với các loại tóc khỏe mạnh.

Ngoài ra các tác nhân ngoại lai cũng ảnh hưởng đến sợi tóc như: ánh nắng mặt trời, khói bụi, các chất hóa học tích tụ trong các môi trường làm việc thường xuyên tiếp xúc với hạt chất, …có thể làm bong tróc lớp biểu bì của tóc, khiến tóc trở nên khô, xơ, rối, khó chải…

Khi chúng ta trải qua quá trình làm đẹp cho tóc bằng phương pháp duỗi, sợi tóc sẽ tiếp xúc trực tiếp với máy duỗi có nhiệt độ cao từ 180 – 200 độ, đây là hình thức tra tấn tóc đáng sợ với sức nhiệt cao tóc sẽ mất dần độ ẩm, và lớp biểu bị của tóc sẽ bị hư hại làm tóc trở nên khô hơn. Và tác hại để lại là tóc sẽ trở nên xơ, khô. Đây cũng là lý do vì sao sau một thời gian duỗi tóc chúng ta thấy tóc mình trở nên dễ gãy và rụng. Vì thế nếu tóc đã trải qua quá trình duỗi và bị tổn hại chúng ta phải biết cách chăm sóc tóc sau khi duỗi để phục hồi lại những  hư tổn của tóc

Đối với tóc uốn, dù là hình thức uốn lạnh tóc chỉ tiếp xúc với hóa chất hay uốn điện (nhiệt) kết hợp với máy uốn với nhiệt độ từ 160 – 180 độ cũng sẽ khiến tóc trở nên hư hại nhất định. Và dấu hiệu dễ nhìn thấy nhất ở tóc uốn là tóc trở nên khô và dày hơn do được bao phủ bới lớp silicon có trong thuốc uốn. Chính vì vậy chân tóc phải “gồng” thêm trọng lượng của lớp bao phủ này khiến chân tóc yếu hơn dẫn đến việc tóc rụn thường xuyên và tóc cần được chăm sóc tóc sau khi uốn.

Nguyên nhân thứ 3 không kém phần nguy hiểm có thể “giết chết” mái tóc bạn chính là thuộc nhộm. Việc thay đổi màu tóc sẽ khiến da của chúng ta trông sáng hơn và làm mái tóc bạn đẹp hơn nhưng ẩn trong thuốc nhộm lại chứa những thành phần gây hại nặng nè cho tóc và da đầu. Sợi tóc được hình thành bởi nhiều các lớp vảy keratin xếp chồng lên nhau. Và nguyên lý hoạt động của thuốc nhộm chính là “bóc” và “mở” các lớp vảy này ra, sau đó các hoạt chất sẽ len lỏi vào cấu trúc bên trong của tóc, sau đó “cuốn” lấy các hạt màu tóc tự nhiên đi và thay thế bằng các hạt màu nhân tạo.

Nhưng sau quá trình thay thế ấy, các hoạt chất có trong thuốc nhộm “quên” đóng lại lớp vảy keratin của tóc. Hậu quả là khi lớp vảy này mở ra, sợi tóc sẽ xuất hiện các kẻ hở mà chúng ta khi chạm lên tóc cảm thấy xơ. Đặc biệt, đối với các loại màu nhộm có tone sáng sẽ khiến  tóc hư tổn  nặng nề hơn so với các màu tóc tone tối gần với màu tóc tự nhiên, bởi vì các hoạt chất có trong thuốc nhộm phải tẩy và thay thế các hạt màu tóc tự nhiên nhiều hơn. Và một khi tiến trình này diễn ra chúng ta vô pháp phục hồi lại sự hư tổn đã diễn ra. Đối với tình trang này chúng ta cần phải kết hợp liệu trình điều trị tóc tổn thương và thực hiện cách dưỡng tóc nhuộm đúng cách và đúng quy trình

Trong tất cả các loại hóa chất sử dụng trong việc uốn, duỗi nhộm đều có chứa silicon, và đây cũng là một trung những kẻ thù nguy hiểm của mái tóc. Nó bao phủ lên sợi tóc, tạo nên sự bóng mượt ảo giác, độ dày giả tạo. Chưa hết, trong quá trình uốn, duỗi nhộm làm đẹp cho tóc lớp silicon này sẽ bao phủ da đầu , tạo nên lớp màn kết dính tạm thời cho chân tóc vào da đầu. Nhưng theo thời gian, những tác dụng phụ có hại sẽ bất đầu xuất hiện đầu tiên là lớp nang lông ở da đầu không thể hấp thụ độ ẩm và chất dinh dưỡng. Sau đó thì tóc sẽ bắt đầu yếu và bạn sẽ nhận ra điều này khi nhìn tổng thể mái tóc. Rụng tóc quá nhiều, tóc đứt, gãy, tóc chậm mọc cũng liên quan đến vấn đề này. Tình trạng sẽ ngày càng tệ hơn khi bạn điều trị không đúng cách.

Đối với những mái tóc hư tổn nặng, các chuyên viên điều trị tóc hư tổn sẽ kết hợp các phương pháp ủ tóc phục hồi hư tổn và hướng dẫn bạn cần làm khi tóc bị hư tổn là phải xử lý đúng cách và đúng liệu trình một cách khoa học.

Keratin là gì?

 

Keratin chính là lớp sừng cấu tạo nên móng tay và tóc. Đây là một loại protein quan trọng trong việc hình thành và tạo nên độ chắc khỏe cho mái tóc.

Cách chăm sóc tóc hằng ngày với keratin

Cấu tóc của sợi tóc (Nguồn: Internet)

Những công dụng “thần thánh” của Keratin có thể được liệt kê như:

  • Hỗ trợ PHỤC HỒI hư tổn do gội  uốn DUỖI nhuộm.
  • Giúp tóc lấy lại sự đàn hồi dẻo dai cần có.
  • Tái định hình lại mái tóc.
  • Làm mềm mượt và bóng tóc.
  • => collagen là gì? Tác dụng của Collagen đối với tóc !
  • Collagen là một chất sừng có ở tóc, móng tay, món chân, có tác dụng cung cấp dưỡng chất thiết yếu hỗ trợ các hoạt động chất sừng.  Cơ thể đủ hàm lượng Collagen thiết yếu sẽ giúp cho tóc, móng tay, chân khỏe mạnh, mềm, bóng mượt.
  • chính vì vậy bạn hãy đến hair Huỳnh Lê

  • https://www.facebook.com/profile.php?id=100006010833790
  • https://www.facebook.com/huynhleduchoa/?eid=ARD-wcgzlkhw1Q-O1R3pPSIFSW3ekh6vPwy70KPc8egKVFKwEEp13x_0S9xz_ytSxrWe_B7AmBARKZmT
  • để được tư vấn và chăm sóc mái tóc cho bạn một cách tốt nhứt

Zalo
Facebook
backtop